Nghề dạy học: Trải nghiệm cũng cần tâm

Thứ năm - 21/11/2013 21:04

9870548.jpg

9870548.jpg
Nghề dạy học: Trải nghiệm cũng cần tâm
Với những dòng tâm sự cảm động về nghề dạy học của các thầy cô giáo, và những chặng đường vất vả để tới với nghề sư phạm và đứng giảng dạy trên bục giảng.
...
Nghề dạy học: Trải nghiệm cũng cần tâm
 
Giáo viên muốn hiểu sâu sắc kiến thức cần trải nghiệm thực tế nhiều

(GD&TĐ) - Để trở thành một giáo viên tốt, những gì giáo viên biết trước khi truyền dạy cho học sinh phải rất sâu sắc, biết 10 nhưng chỉ dạy 1. Điều này đòi hỏi, người giáo viên phải có sự tường tận về tri thức lẫn kỹ năng trước khi truyền đạt cho người học. Nhưng cũng có giáo viên rất … mạnh dạn dạy những điều mình chưa trải nghiệm. Việc “dạy suông” như vậy để lại nhiều hậu quả. 

Giáo viên phải là hình mẫu của học sinh

Khi kỹ năng sống và kỹ năng mềm bắt đầu phát triển tại Việt Nam do yêu cầu phát triển nguồn nhân lực hiện đại trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng đất nước, hàng loạt giáo viên giảng dạy kỹ năng sống và kỹ năng mềm phát triển. Sẽ không có gì gây băn khoăn hay tranh cãi nếu nguồn giáo viên này có tri thức và kỹ năng tốt.

Nhưng thực tế, có những giáo viên không có kỹ năng lại đi dạy và hướng dẫn học viên về kỹ năng. Đơn cử như trường hợp, giáo viên trẻ ra trường được 2 năm dạy kỹ năng quản lý cảm xúc cho nhóm sinh viên cán bộ Đoàn tại câu lạc bộ của Đoàn trường.

Do sinh viên là cán bộ Đoàn nên các bạn khá hoạt bát, năng động và đôi khi lại đùa giỡn hơi quá. Giáo viên trong giờ học đã quên kỹ năng mình dạy là kỹ năng quản lý cảm xúc nên cứ liên tục la hét, đập bàn để giữ im lặng và thẳng tay đuổi một cán bộ Đoàn ra khỏi buổi học.

Không khí lớp học sôi động từ từ trầm lắng theo những phản ứng nóng nảy của cô giáo. Và đương nhiên, từ buổi học đó, chẳng bao giờ các bạn mời cô giáo ấy về thỉnh giảng môn kỹ năng cho cán bộ Đoàn – Hội nữa. 

Cũng không quá hiếm, giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe mà trong suốt  buổi chẳng có một chút lắng nghe người học. Giáo viên dạy học sinh kỹ năng làm việc nhóm mà bản thân giáo viên chưa bao giờ thực hiện một công việc hay dự án theo nhóm. Học sinh không có một tấm gương để được phản chiếu.

Cuối cùng các em học kỹ năng mà không có kỹ năng, cũng gom về một nhóm lý thuyết mơ mơ hồ hồ làm căng thẳng thêm sau hàng loạt sự căng thẳng do việc học hành chính quy mang lại.

Vậy là điều tôi nói không hẳn tôi làm vì tôi chưa trải nghiệm. Điều tôi nói, tôi cũng chẳng tin thì sao có thể làm cho người ta tin vào điều ấy, nói gì đến việc hình thành kỹ năng hay áp dụng trong thực tiễn?

Hậu quả không chỉ cho người học mà cả người dạy. Thực tế, dạy kỹ năng đòi hỏi nhiều giáo viên, nhiều huấn luyện viên phải có sự trải nghiệm thực tế và sự rèn luyện lâu dài để bản thân mình thẩm thấu và thể hiện được kỹ năng đó trong chính công việc và cuộc sống bản thân. Dạy kỹ năng đồng nghĩa với việc người dạy phải biểu diễn kỹ năng ấy trên bục giảng để học sinh nhìn thấy, quan sát và học ngay qua hình mẫu của giáo viên. 

Trải nghiệm cũng cần tâm

Theo phản ứng tâm lý cá nhân, cá nhân không thể tự tin khi nói ra những điều mình không biết, không rõ hay chưa bao giờ thực hiện. Chính vì vậy, chưa trải nghiệm khiến người dạy lúng túng, bối rối, nhất là khi giải đáp những thắc mắc, phản hồi của học sinh.

Sự hồi đáp hay lý giải không thuyết phục, những ví dụ không rõ ràng thực tế khiến người học nhìn nhận sai về môn kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Giảng dạy kỹ năng còn có nhiệm vụ khơi dậy tiềm năng, khuyến khích sự tự tin, năng động của người học.

Khi giáo viên không khéo léo làm tốt điều này sẽ khiến người học thất vọng về bản thân mình. Việc giảng dạy kỹ năng đã không mang hiệu quả tích cực mà còn dẫn đến một phản ứng tiêu cực.

Việc dạy kỹ năng hay huấn luyện kỹ năng đòi hỏi phải hiểu lý luận, có kỹ năng và hơn hết là có sự trải nghiệm. Và sự trải nghiệm sẽ làm hệ thống lý luận thêm sâu sắc và tinh tế hơn.

Sự trải nghiệm sẽ giúp người dạy dần hình thành và phát triển ở bản thân mình những thao tác phù hợp để dần hoàn thiện kỹ năng trong đa chiều tình huống khác nhau.

Sự trải nghiệm thực chất là hòa mình vào trong thực tiễn đời sống và thực hiện những kỹ năng mình đảm trách mình giảng dạy ngay trong cuộc sống và công việc của mình.

Sự trải nghiệm còn bao hàm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi những cá nhân khác có sự biểu hiện kỹ năng tốt hơn mình.

Sự trải nghiệm là đương đầu với thất bại và đút kết kinh nghiệm dựa trên kỹ năng cần có để giải quyết vấn đề.

Sự trải nghiệm sẽ không tự đến mà cá nhân phải chủ động tìm đến nó bằng tinh thần học hỏi, hoàn thiện tri thức – kỹ năng cùng cái tâm của một người mong muốn đem đến cho người học sự chính xác và những tri thức có giá trị nhất một cách không lãng phí thời gian, tiền bạc và chất xám... Vì vậy, trải nghiệm cũng cần tâm.

Rõ ràng là lương tâm của người thầy không cho phép họ nói những điều mà chính mình chưa biết rõ vì không trải nghiệm. Dù cho trải nghiệm thực tế hay trải nghiệm mô phỏng (chưa hẳn là phải làm 100%) thì yêu cầu này vẫn thực sự cần thiết.

Còn nghề nghiệp lại càng không cho phép giáo viên dễ dãi với chính mình khi giáo viên cho đó là công việc hay nghề nghiệp. Cái rát bỏng của nhu cầu không thể xóa nhòa những quy chuẩn của con người, của đạo đức nghề nghiệp hay của chính sự tự trọng nghề nghiệp.  

Trải nghiệm sẽ giúp cá nhân hoàn thiện mình hơn và khiến mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Với nghề dạy học, dù dạy bất cứ môn học nào và nhất là những môn kỹ năng thì cần lắm sự trải nghiệm. Điều này khiến người dạy lẫn người học cảm thấy có giá trị trong giờ học và mỗi giờ học đều mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống và nghề nghiệp của mỗi cá nhân: giáo viên lẫn học sinh, sinh viên.

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

Tác giả: Ngô Thị Lành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay757
  • Tháng hiện tại1,411
  • Tổng lượt truy cập1,119,912
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây