Bài thuyết trình biện pháp giáo dục tích cực

Bài thuyết trình biện pháp giáo dục tích cực

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ LỚP HỌC
BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GDKL TÍCH CỰC
PHÒNG GD - ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG TH LONG HOÀ
CHUYÊN ĐỀ

MỤC TIÊU
Từng bước giảm dần và không còn trường hợp trừng phạt thân thể nhân phẩm học sinh và thay thế bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
NỘI DUNG
Những lý do vì sao cần phải chấm dứt việc TPTTNP trẻ em; biện pháp GDKLTC là gì và cách sử dụng các nhóm biện pháp GDKLTC để thay thế việc TPTTNP trẻ em.

PHƯƠNG PHÁP
Giới thiệu và cùng nhau tìm hiểu chia sẻ một cách tích cực những biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp trong nhà trường nhằm xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện.

I.Thế nào là TPTTNP trẻ em?
Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền đưa ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối, nhéo tai…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,…).
II.Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của việc TPTTNP trẻ em

1.Thực trạng TPTTNP trẻ em hiện nay và đặc biệt là ở trong nhà trường. Điển hình là trường chúng ta như thế nào?

2.MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIÁO VIÊN TRỪNG PHẠT HỌC SINH

*Trong giờ phụ đạo môn văn sáng 23/3, do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, vì không làm được bài tập em Lê Thị Hà Khanh học sinh lớp 7 trường THCS Phú Định, quận 6, TP HCM, đã bị cô giáo phạt "thụt dầu" 400 cái. Sau khi thực hiện hình phạt khoảng 100 cái, em về bàn với vẻ mặt mệt mỏi.
Buổi chiều cùng ngày, trong giờ văn chính thức, nhiều học sinh, trong đó có em Khanh, lại bị áp dụng hình phạt này. Sau đó em đã bị ngất, hai học sinh khác phải dìu em về nhà.

Kể từ đó, ngày nào đi học Khanh cũng than mệt, về nhà cứ lo lắng không học kịp bài nhưng lại thường xuyên nằm, không học được. Theo hai học sinh học cùng lớp với Hà Khanh là Trần Nguyệt Hằng và Nguyễn Thanh Oanh Tuyền thì “mấy bữa sau đó, dù không có môn văn nhưng lúc nào Hà Khanh cũng mang theo cuốn sách văn và nơm nớp sợ cô giáo trả bài”.
Những ngày sau đó, Khanh liên tục bị cô Đào gọi phát biểu, trả bài. Và đến ngày 8/4 em có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi với nhiều lời nói bâng quơ, vô nghĩa. Tình trạng này kéo dài trong vòng một tuần sau đó. Có lúc em còn ra ban công bước một chân ra ngoài, may mà người nhà kịp kéo vào! Cuối cùng ngày 9/4, Khanh được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần thành phố và được chẩn đoán là “rối loạn hành vi từng cơn”.
Theo giấy y chứng của Bệnh viện Chợ Rẫy, em Khanh bị sưng, sây sát chẩm trái 2x2 cm. Một bác sĩ tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết khi đến Khanh có biểu hiện buồn bã, sợ sệt và khóc lóc. Nói năng thì mệt mỏi, khóc rồi cười, nhắc đến chuyện học là cháu sợ hãi, tránh né.
Sau khi kiểm tra điện não và cho làm trắc nghiệm, kết quả cho thấy Khanh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khả năng tính toán, liên tưởng chậm, mà điều này là do bị stress, áp lực tâm lý gây ra. Bác sĩ này cũng khẳng định thụt dầu mấy trăm cái là phản giáo dục và quá sức đối với một học sinh có thể trạng nhỏ như Khanh.
*Vụ cô giáo Võ Thị Thiện Tâm, trường THPT Hóa Châu ở Huế đánh học trò từ 10 đến 20 roi "cán chổi" đến mỏi tay, phải nhờ lớp trưởng đánh phụ.
*Hay vụ thầy giáo dạy thể dục của trường tiểu học ở Bình Phước dùng thước gỗ đánh 30 roi vào mông 7 em học sinh bé nhỏ.


*Hay việc cô giáo Nguyễn Ngọc Thúy Liên giáo viên Trường tiểu học Bông Sao (Q.8, TP.HCM) đã phạt em Nguyễn Hồng Liễu lớp 2 úp mặt xuống bàn vì nói chuyện trong giờ học. Trong lúc úp mặt, vì khó chịu nên em hé mắt, ngẩng lên, cô giúi đầu xuống làm răng cửa của em va vào cạnh bàn và gãy.
Thực trạng việc TPTTNP trẻ em
Ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại phổ biến tình trạng TPTTNP trẻ em trong gia đình, nhà trường và ở ngoài xã hội với nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt là trong nhà trường.
TPTTNP trẻ em gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, tinh thần, cuộc sống của các em và làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3. Nguyên nhân của thực trạng TPTTNP trẻ em (học sinh)
Do còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.(THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT)
Nhận thức hạn chế của người lớn.
GV chưa có PP giáo dục trẻ phù hợp bó tay không có cách giáo dục học sinh coi đó là hữu hiệu, do thiếu kinh nghiệm, áp lực công việc, gia đình…
Do đạo đức nghề nghiệp
HS có khó khăn về học tập, bị ngược đãi trong gia đình…..


4.TPTTNP trẻ em gây ra những hậu quả gì đối với trẻ em, gia đình và xã hội?

TPTTNP là một hình thức kỷ luật mang tính bạo lực , khiến cho trẻ bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. TPTTNP trẻ em ảnh hưởng tới:
+ Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. (Sức khỏe bị tổn hại, phát triển không bình thường)
+ Mối quan hệ giữa người lớn/trẻ em; giáo viên/học sinh ( Trẻ hận GV, mất lòng tin với GV, tạo ra khoảng cách giữa GV và HS…)
+ Chất lượng giáo dục ( Trẻ chán học, bỏ học, học tập sút kém…)
+ Gia đình, nhà trường và xã hội ( Trẻ bỏ nhà đi, gia tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật…)
 Việc TPTT trẻ em không những gây ra hậu quả nặng nề đối với trẻ em, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em.
Như Công ước quốc tế về quyền trẻ em; luật chăm sóc giáo dục trẻ em; luật hôn nhân gia đình; luật giáo dục…
III.Thế nào là
giáo dục kỷ luật tích cực?

Giáo dục KLTC là giáo dục dựa trên các nguyên tắc:
Vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ
Có sự thỏa thuận giữa người lớn-trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .
IV.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
1/ Đối với học sinh:
HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến.
Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
Tự tin trước đám đông
Phát huy được khả năng của mình.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :

2/ Đối với GV:
Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó GV được HS tin tưởng, tôn trọng.
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :

3/ Đối với nhà trường, gia đình,
cộng đồng, xã hội:
Nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội.
Đào tạo được những công dân tốt
Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
Giảm thiểu chi phí điều trị hậu quảcủa việc TPTT
Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
Những quan điểm, nhận thức không phù hợp của giáo viên về giáo dục kỉ luật trẻ em

*Kết luận :
Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của cá nhân và tập thể.
Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, tạo ra một môi trường gd không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay.
* Các lý lẽ ngụy biện :
Trừng phạt thân thể có tác dụng ngay tức thì. Khi bị TPTT trẻ sẽ sợ và lập tức làm theo yêu cầu của người lớn, điều này có tác dụng ngay trong việc ổn định và duy trì kỷ luật. Sử dụng TPTT sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác.
Người ta quá cường điệu về ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng trừng phạt thân thể ( TPTT).Trẻ con mà, đau một tí, khóc một tí rồi sẽ quên ngay thôi.Hồi còn đi học tôi vẫn thường bị đánh suốt đấy thôi.
Sử dụng trừng phạt thân thể là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Đối với một số học sinh cá biệt, khó bảo thì TPTT là biện pháp duy nhất để cho trẻ vâng lời.
Tôi cũng đã bị TPTT và nhờ đó mà tôi đã nên người. Nhờ đánh mắng mà tôi học được nhiều điều, như vậy việc trừng phạt thân thể cũng đâu có phải là điều quá đáng.
Đánh trẻ là một việc bình thường để giáo dục trẻ.Muốn dạy trẻ không hư hỏng ngay từ nhỏ ta phải đánh trẻ mới mong trẻ nên người. Người xưa có câu “Thương cho roi cho vọt”
Kết luận :
Chúng ta cần phải thay đổi quan điểm nhận thức không tích cực trong GDKL bằng cách phân tích để nhìn thấy rõ bản chất của các lý lẽ nguỵ biện đồng tình ủng hộ việc đánh phạt trẻ.
Những khó khăn khi thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật trẻ em là ghì?
*Kết luận:
Những khó khăn chính trong việc thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về GDKL đó là :
Quan điểm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỉ luật .
Khó thay đổi thói quen của cá nhân .
Việc thực thi luật pháp còn chưa nghiêm , các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể .
Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương .
Tác động tiêu cực của xã hội .
Áp lực công việc của giáo viên.
*Kết luận:
Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải là điều dễ dàng.
Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại càng cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợp tác cuả nhiều người và cần có một thời gian nhất định. Vì vậy mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi.
* Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi:
1. Giáo viên:
Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học , khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh.
Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh
Quan tâm chăm sóc đến bản thân ( tinh thần và thể xác)
Tự đặt mình vào hoàn cảnh cuả trẻ
*Giáo viên:

Ghi chép nhật ký công tác lớp
Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải toả stress
Gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ
Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Không tiết kiệm lời khen với trẻ
Tạo không khí lớp sinh động
Tìm cách hiểu học sinh thông qua các hoạt động
Tìm sự trợ giúp từ mọi người
2.Cán bộ quản lý:

Tổ chức tuyên truyền vận động
Cung cấp tài liệu sách báo
Tổ chức hội thảo, tập huấn
Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

NHÓM BIỆN PHÁP
THAY ĐỔI CÁCH CƯ XỬ TRONG LỚP
1.Ghi nhận tiến bộ - động viên khuyến khích học sinh phát huy.

- Phải biết đặt niềm tin vào sự tiến bộ của trẻ, xử lý sai phạm của trẻ một cách rõ ràng, dứt khoát nhưng phải có sự động viên, khuyến khích.
“ Thay chê bai bằng khen ngợi”

*Kết luận:

Biết ghi nhận điểm tốt cuả bạn thay vì chỉ nhìn thấy những điểm chưa tốt cuả bạn.
Giúp cho Hs hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản.
Tạo điều kiện cho những hs ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình qua hộp thư vui.
2/ Phiếu khen:
Chia sẻ phiếu khen của mình.
Nêu cảm nhận khi nhận được lời khen.

* Nguyên tắc chính: động viên khi trẻ có hành vi tích cực dù chỉ là 1 hành vi nhỏ.
*Kết luận :
- Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với HS cá biệt hay HS có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Không bỏ qua bất kì một cử chỉ đáng khen nào. Tìm mọi cơ hội để khen ngợi HS.
- Không nên lạm dụng phiếu khen  mất tác dụng.
3/ Gửi thư khen về nhà :
Cách thực hiện: Giáo viên viết thư khen ngợi về nhà cho cha mẹ HS để biểu dương những tiến bộ về học tập và đạo đức của HS.
Hình thức: Thư khen in theo mẫu, lời nhận xét vào vở.
*Kết luận :
Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu… nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng.
Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui,công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt…
Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác cùng hợp tác: Cha mẹ học sinh, học sinh….
“HÃY THAY CHÊ BAI BẰNG KHEN NGỢI”
NHÓM BIỆN PHÁP
QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TRẺ
- Nêu ý kiến cá nhân:
+ Trẻ thường phạm lỗi trong những trường hợp nào?
- Nhận xét cách cư xử của 2 GV trong tình huống sau:
*Tình huống :
- Một một sinh loay hoay làm việc riêng trong giờ học, GV gọi em trả lời câu hỏi. Em giật mình đứng dậy và không trả lời được.
* GV 1: Cô lặp lại câu hỏi nhé
Em nào giúp bạn mình TLCH này?
Em nhắc lại đi!
Em trả lời được rồi!
Em nhớ tập trung nghe giảng bài nghe không!
* GV 2:
Học thì dở, nói chuyện thì hay! Đứng im đó đi!
Ai trả lời?
Nhắc lại đi!
Xòe tay ra! (đánh 2 cái vào tay)
Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm thì quét lớp 1 tuần nghe chưa!
*Kết luận :
Những hành vi tiêu cực mà trẻ mắc phải thường bắt nguồn từ những khó khăn của trẻ.
Những khó khăn của trẻ có thể là: Hoàn cảnh sống, sức khỏe, những trở ngại trong học tập, khó khăn về tâm lý, thể chất.
Lưu ý cần tranh đối đầu với học sinh, cần lắng nghe trẻ, tránh “lên lớp” hoặc chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân, tránh hạ nhục trẻ.
*Kết luận:
- Giúp HS tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác
- Cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một tập thể ( Ở bất cứ hình thức nào) đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của HS.
Tổ chức điều tra:
Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về điều kiện, hoàn cảnh, sở thích của học sinh.

*Kết luận:
- Hoạt động này tạo cơ hội cho HS có bày tỏ mức độ những nhu cầu của các em được đáp ứng và giúp GV hiểu hơn về HS của mình.
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Kết luận :

Khi xem xét một vấn đề  xét đến nhiều khía cạnh ( cả yếu tố khách quan, chủ quan), đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xem xét sự việc  giải quyết.
Giúp HS thấy được trách nhiệm của mình .
Giúp trẻ biết lắng nghe, thông cảm,chia sẻ, tôn trọng người khác cùng nhau thực hiện tốt hơn những nội quy đề ra.
Tạo được khối đòan kết trong tập thể lớp.
NHÓM BIỆN PHÁP
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ
1. Biện pháp xây dựng nội quy lớp học.
B1: Gv thông báo cho HS nội dung chính của năm học
B 2: HS chia nhóm thảo luận
B 3 Các nhóm chia sẻ ý kiến.GV và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả HS.
B 4: HS tiếp tục thảo luận.
B 5: Quy định chế độ thưởng và xử phạt.
B 6 : Viết và trang trí nội quy lớp bằng chữ in lớn.
*Kết luận :
- HS được tham gia, được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến của mình, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng.
HS tham gia xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.
Giúp HS rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.
Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh.
Một số lưu ý:

- Nội quy có thể thay đổi theo tuần/tháng (thay thế những nội quy mà HS đã thực hiện tốt bằng những nội quy lớp thực hiện chưa tốt ).
- Nội quy cần mang tính khả thi (phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục).
2. Biện pháp người quan sát:
- Nhóm kỉ luật, nhóm ôn bài, nhóm khởi động...báo cáo trước lớp những điều quan sát, ghi nhận được trong những ngày học vừa qua (quá trình học tập, việc thực hiện nội quy, các vấn đề nảy sinh trong lớp … , không nêu cụ thể 1 cá nhân nào)
- Chia sẻ phản hồi với các nhóm vừa nhận xét.
- Nhóm được cử quan sát  chia sẻ suy nghĩ của mình về những điều có lợi cho hoạt động học tập trong lớp và những gì gây cản trở cho việc học tập? làm thế nào để cải thiện được tình hình của lớp học.
*Kết luận:
- Hoạt động này giúp GV phát hiện ra những vấn đề tốt và chưa tốt của lớp để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng.
NHÓM BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP
1. Hình ảnh một lớp học lý tưởng.
- Điều gì đã ngăn cản chúng ta đạt được những điều nêu trên ?
- Chúng ta cần làm gì để có được một tập thể tốt như chúng ta mong muốn ?
* Kết luận :
Ý kiến của HS cũng phải được mọi người tôn trọng ( QTE)
Giúp GV năm bắt được tâm tư nguyện vọng của HS
Tạo thêm mối thân thiện gắn bó giữa GV và học sinh , tạo được sự đoàn kết trong tập thể lớp.
Giúp HS biết tôn trọng bản thân mình và người khác  từ đó HS có ý thức thực hiện tốt những quy ước của lớp.
2. Tạo không gian an toàn để giải quyết vấn đề :
Nhóm thảo luận đưa ra 1 tình huống ( có vấn đề) xảy ra trong lớp, không đưa ra đoạn kết  sắm vai, đóng kịch tình huống đó.
Các nhóm khác thảo luận  đưa ra biện pháp giải quyết tình huống đó
Chia sẻ cách giải quyết của các nhóm
* Kết luận :
Giúp HS cảm thấy an toàn khi bàn bạc và tìm ra cách giải quyết những xung đột, những vấn đề nảy sinh trong lớp học.
Phát huy óc sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề của HS.
Giúp HS nhìn nhận lại hành vi của bản thân  điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
LỜI KẾT
Chúng ta sẽ làm gì để giảm đi việc trừng phạt thân thể, nhân phẩm?

Chúng ta ai cũng biết yêu thương con cái, học sinh, các em nhỏ và mong muốn chúng nên người…Nhưng đôi khi chúng ta lại dơ cao ngọn roi, mắng chửi lạnh lùng, xa lánh…bởi chúng ta không con cách nào khác nữa và rồi hiệu quả trước mắt thì có nhưng không được lâu và bền vững đội khi còn mang lại hậu quả khó lường.
Vây chúng ta phải làm gì?
Hãy kiên nhẫn, hãy lắng nghe, hãy là người bạn tốt nhất của các em để có được những biện pháp tích cực. Hãy chăm sóc và làm việc với trẻ sẽ tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh theo đặc điểm và hoàn cảnh riêng.
trẻ em học từ cuộc sống
NGUYÊN NHÂN
Nếu sống với chỉ trích
Nếu sống với thù hận
Nếu sống với bao dung
Nếu sống trong khích lệ
Nếu sống trong ca ngợi
Nếu sống trong công bằng
Nếu sống trong bình an
Nếu sống trong tình thương
KẾT QUẢ
Em học cách chê bai.
Em học cách gây gỗ.
Em học lòng kiên nhẫn.
Em có lòng tự tin.
Em biết cách tặng khen.
Em có lòng độ lượng.
Em có lòng tin cậy.
Em biết yêu chính mình.
CHÚC QUÝ THẦY CÔ

NHIỀU SỨC KHOẺ - HẠNH PHÚC
THÀNH CÔNG
TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC!

VỚI KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG
"TẬN TÂM, TẬN TUỴ, TẬN LỰC
VÌ HỌC SINH THÂN YÊU"
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài thuyết trình biện pháp giáo dục tích cực
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Ngô Thị Lành
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
powerpoint
Gửi lên:
06/11/2012 08:59
Cập nhật:
06/11/2012 08:59
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
1.90 KB
Xem:
1026
Tải về:
55
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Long Hoà:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay756
  • Tháng hiện tại22,638
  • Tổng lượt truy cập1,293,557
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây