Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh(Kỳ II)

Thứ tư - 07/11/2012 23:27

8379091.jpg

8379091.jpg
Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh
(Kỳ II)
Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh (tiếp)
 (Kỳ II)

(GD&TĐ) - Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn  quân, toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945
Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945
 
Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945
Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945
 
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam và Dân chủ Cộng hòa  Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam.
 
Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946
Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh tại Paris năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh tại Paris năm 1946
 
<>
 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946

Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra chiếm đóng miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh ( 9 - 12 -1946 )
            Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh  ( 9 - 12 -1946 )
 
Sau đó Người trở lại Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 9 năm, trường  kỳ kháng chiến, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 
Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên
Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên
 
Ở chiến khu, mọi sinh hoạt của Bác...
 
<>
 từ làm việc...
 
đến việc ra các quyết định quan trọng đến vận mệnh dân tộc đều hết sức giản dị, đơn sơ
 
Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc
Những hình ảnh Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc
  
 Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc
 
Bác tăng gia sản xuất ở chiến khu Việt Bắc
Bác tăng gia sản xuất ở chiến khu Việt Bắc
 
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại chiến khu Việt Bắc
 
Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc, năm 1951
Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc, năm 1951
 
Bác Hồ nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở Chiến khu Việt Bắc.
Bác Hồ nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở Chiến khu Việt Bắc.
 
Ở Việt Bắc, Bác thường đi thăm bà con dân tộc
Ở Việt Bắc, Bác thường đi thăm bà con dân tộc
 
 
 
 
 
Ngoài giờ làm việc, Bác chơi thể thao và tập võ để nâng cao sức khỏe
Ngoài giờ làm việc, Bác chơi thể thao và tập võ để nâng cao sức khỏe
 
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội dưới sự lãnh đạo của Bác và Đảng đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng,.. Thời cơ đã đến, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trường Chinh ... đã họp bàn và ra quyết định mở chiến dịch Điện BIên Phủ.
 
 Hình ảnh "Ông Ké" trở nên quen thuộc, gần gũi với đồng bào các dân tộc
 
<>
Bác tại nhà sàn Việt Bắc
 
Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau hai đợt tiến công ở Điện Biên Phủ, ta đã giành được nhiều thắng lợi rất lớn và rất quan trọng. Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng cả nước phối hợp hoạt động với mặt trận Điện Biên Phủ.

Ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị ra hai nghị quyết: một chỉ đạo Điện Biên Phủ tiếp tục thấu triệt phương châm "đánh chắc, thắng chắc"; một chỉ đạo chiến trường trong cả nước tiếp tục thấu triệt phương châm "đánh nhỏ, ăn chắc".

56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, kiên cường, tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp lúc bấy giờ bị Quân đội Nhân dân Việt Nam  đập tan. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả hợp thành của một loạt nhân tố dân tộc và thời đại, là đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ đội hành quân ra mặt trận.
Bộ đội hành quân ra mặt trận.
 
Công binh, dân công, thanh niên xung phong mở đường Tuần giáo - Điện Biên Phủ.
Công binh, dân công, thanh niên xung phong mở đường Tuần giáo - Điện Biên Phủ.
 
Bộ đội Đại đoàn 351 và 312 kéo pháo vào trận địa.
Bộ đội Đại đoàn 351 và 312 kéo pháo vào trận địa.
 
Bộ đội ta reo mừng chiến thắng bên xác máy bay địch.
Bộ đội ta reo mừng chiến thắng bên xác máy bay địch.
 
Quân lính Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng.
Quân lính Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng.
 
17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De Castries.
17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De Castries.
 
Bác Hồ trao tặng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chiến sỹ trinh sát đã lập nhiều thành tích xuất sắc
Bác Hồ trao tặng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chiến sỹ trinh sát đã lập nhiều thành tích xuất sắc

Ngày 7-5-1954, quân đội Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ. Đúng 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết.

Đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà Tạ Quang Bửu (ngồi thứ hai từ bên trái) ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà Tạ Quang Bửu (ngồi thứ hai từ bên trái) ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.
 
 
               Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về - bộ đội tiếp quản thủ đô Hà Nội tháng 10 năm 1954

Tác giả: Ngô Thị Lành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay198
  • Tháng hiện tại13,413
  • Tổng lượt truy cập1,108,033
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây