Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh(Kỳ I)

Thứ tư - 07/11/2012 23:25

8379082.jpg

8379082.jpg
Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh
(Kỳ I)
Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh
(Kỳ I)
 
(GD&TĐ) - Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
 
Làng Trù, Kim Liên - quê ngoại Bác
Làng Trù - quê ngoại Bác
 
Làng Sen - quê nội Bác
Làng Sen - quê nội Bác

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917,  Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã nhận rõ đây là đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911
Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam

Bác Hồ năm 1919
Bác Hồ năm 1919
 
Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com-poăng (Paris), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923
Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com-poăng (Paris), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923
 
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
 
Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)
Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)
 
 Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. 
 
Mô tả ảnh. Hồ Chủ Tịch và tờ báo Le Paria - Người cùng khổ
Hồ Chủ Tịch và tờ báo Le Paria - Người cùng khổ
 
Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
 
Bác Hồ tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V, 1924, Mát-xcơ-va
Bác Hồ tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V, 1924, Mát-xcơ-va
 
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V
 
<>
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số chiến sĩ cách mạng châu Phi trong thời gian hoạt động tại Liên Xô
 
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện, đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
 
Phòng họp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Phòng họp của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chi Hội
 
<>
Tờ báo Thanh niên năm 1925
 
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. 
 
Lá cờ Đảng
Lá cờ Đảng
 
 Từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.
 
Bác Hồ vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga (ảnh do Bảo tàng Hồ Chí Minh thu thập được trong chuyến công tác tại Nga cuối năm 2006)
Bác Hồ vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga
 
Sau 30 năm bôn ba hải ngoại, tháng 2 năm 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ huy phong trào cách mạng trong nước. Bác sống và làm việc trong hang Pác Pó thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.
 
Hang Pác Pó ngày nay
Hang Pác Pó - Hà Quảng - Cao Bằng
 
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
 
Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân
Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân

Ngày 24 tháng 5, Bác Hồ từ Cao Bằng về đến Tân Trào để chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. 

Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách những ngày ở Tuyên Quang
Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách những ngày ở Tuyên Quang
 
Bác Hồ ở Hang Bòng (Tân Trào, Sơn Dương) trong thời kỳ kháng chiến
Bác Hồ ở Hang Bòng (Tân Trào, Sơn Dương) trong thời kỳ kháng chiến
 
Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp
Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp
 
Tháng 8/1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Trung ương Đảng triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân ngày 16.8.1945
 
Lá cờ treo trong đình Tân trào trong đại hội quốc dân
Lá cờ treo tại đình Tân Trào trong Đại hội Quốc dân

Ngày 17 tháng 8, ngay sau Đại hội Quốc dân, Bác Hồ ra lời kêu gọi, đồng bào cả nước Tổng khởi nghĩa, động viên quân dân ta nhất tề xông lên giành lấy chính quyền, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do.

Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
 
Và kết quả đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 kỳ diệu với chiến thắng vang dội.
Và kết quả đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 kỳ diệu với chiến thắng vang dội.

Ngày 22 tháng 8, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

 
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
 
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

                                                                                                                                 Quế Chi (TH)

Tác giả: Ngô Thị Lành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay68
  • Tháng hiện tại18,017
  • Tổng lượt truy cập1,112,637
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây